Kim loại nặng gây hại gì đối với sức khỏe con người?

Kim loại tích lũy trong cơ thể thường rất khó nhận biết, chỉ đến khi các triệu chứng bùng phát. Độc tính kim loại nặng có thể dẫn đến tổn thương hoặc giảm chức năng thần kinh trung ương và tâm thần, cộng với tổn thương các cơ quan quan trọng – chẳng hạn như gan, tim, tuyến nội tiết và thận. 
Ngộ độc kim loại nặng có thể gây ra các bệnh mạn tính, rối loạn tâm trạng, ảo giác dẫn đến tử vong. Kim loại nặng đầu tiên vào máu, sau đó đi khắp cơ thể, thâm nhập vào các tế bào của các mô và cơ quan khác nhau, nơi chúng có thể lưu trữ trong nhiều năm.

Sự nguy hiểm của kim loại nặng với sức khỏe

Kim loại nặng là những nguyên tố có thể gây độc hại, rất nguy hiểm ngay cả ở nồng độ thấp. Kim loại nặng có thể dẫn đến ngộ độc. Những kim loại nặng bao gồm: Thủy ngân, chỉ, asen, cadmium, nhôm, niken, urani, tali. Các kim loại nặng khác bao gồm: Mangan, sắt, liti, kẽm và calci (gây ngộ độc ở nồng độ rất cao). 

bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp

Theo một báo cáo trên tạp chí khoa học thế giới, “kim loại độc như asen, cadmium, chì và thủy ngân có mặt khắp nơi, gây hại trong việc cân bằng nội môi ở người, góp phần gây bệnh mạn tính”. 

Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng việc tiếp xúc đáng kể với ít nhất 23 kim loại nặng có thể góp phần gây độc tính cấp tính hoặc mạn tính. Những kim loại này được mô tả là “nặng” vì chúng bám vào cơ thể, đặc biệt là ẩn trong mô mỡ (tế bào mỡ). Chúng rất khó để đào thải, làm cho chúng tương tự như chất độc tan trong chất béo. Chất béo trong cơ thể cố gắng bảo vệ các cơ quan bằng cách bẫy một số chất (bao gồm cả một số kim loại), khiến chúng nán lại. 

Xem Thêm:  Top 5 điều sẽ xảy ra với cơ thể khi ngủ quá nhiều

Hầu như không có cách nào để tránh phơi nhiễm kim loại nặng, vì kim loại là các nguyên tố tự nhiên được tìm thấy trên khắp thế giới (thực phẩm, nước và đất). 

 

Kim loại tích lũy trong cơ thể thường rất khó nhận biết, chỉ đến khi các triệu chứng bùng phát. Độc tính kim loại nặng có thể dẫn đến tổn thương hoặc giảm chức năng thần kinh trung ương và tâm thần, cộng với tổn thương các cơ quan quan trọng – chẳng hạn như gan, tim, tuyến nội tiết và thận. 

Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng có thể dẫn đến thoái hóa cơ thể, cơ bắp và thần kinh. Khi ngộ độc trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng tương tự như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng. Vì các triệu chứng giống như các bệnh liên quan đến lão hóa (như mất trí nhớ và mệt mỏi), nên nhiều người không nhận ra rằng cơ thể mình đang bị ngộ độc kim loại nặng.

Dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc kim loại nặng

– Thường xuyên mệt mỏi; 
– Mắc các bệnh tự miễn, bao gồm bệnh Lyme;
– Chậm phục hồi sau khi tập thể dục và suy nhược; 
– Kích ứng da;
– Rối loạn thần kinh; 
– Lờ đờ, khó tập trung, khó học và trí nhớ kém; 
– Trầm cảm, hưng cảm hoặc lo lắng; 
– Mất trí nhớ; 
– Mất ngủ;
– Các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS); 
– Đau nhức, chẳng hạn như những bệnh liên quan đến đau xơ cơ; 
– Run; 
– Kiểm soát chân tay, thính giác, lời nói, tầm nhìn và dáng đi bị suy yếu; 
– Thiếu máu; 
– Tăng nguy cơ đau tim

 

Kim loại nặng có ở đâu? 

Ngộ độc thủy ngân là một trong những loại ngộ độc kim loại nặng phổ biến nhất. Hầu hết mọi người trên thế giới đều có ít nhất một lượng nhỏ thủy ngân trong cơ thể của mình. Tại sao? Một số yếu tố có thể gây ngộ độc thủy ngân (và các loại kim loại nặng khác) bao gồm:

– Tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như khói giao thông, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá hoặc bức xạ.

– Trám răng hỗn hợp kim loại (chất trám bạc từ từ giải phóng thủy ngân vào cơ thể).

– Thực phẩm không an toàn: Chẳng hạn như cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Để tránh thủy ngân, bạn nên tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và các ngừ mắt to. Những thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm trồng trên đất có hàm lượng kim loại cao cũng có thể gây tích trữ thủy ngân trong cơ thể.

– Uống nước bị ô nhiễm với một lượng nhỏ kim loại (như nhôm).

– Tiếp xúc hoặc sử dụng các sản phẩm gia dụng có thủy ngân, chẳng hạn như chất kết dính, bộ lọc không khí, mỹ phẩm, chất làm mềm vải, chất đánh bóng và bột talc.

– Xăm hình. 

– Tiếp xúc với chất mang chì, chẳng hạn như một số loại chocolate, thực phẩm đóng hộp, kem đánh răng, sơn cũ, thuốc trừ sâu, gốm và ống hàn.

– Sử dụng hoặc tiếp xúc với các đồ gia dụng khác, chẳng hạn như chất chống mồ hôi, bột nở, một số công thức sữa, đồ chơi bằng nhựa, thuốc kháng acid, giấy nhôm, một số nồi và chảo kim loại, dao kéo bằng thép không gỉ, tiền xu…

Với số lượng cao, thủy ngân là một trong những kim loại nguy hiểm nhất. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi các dây thần kinh tiếp xúc với thủy ngân, vỏ myelin (chất béo bao quanh sợi trục của một số tế bào thần kinh và giúp truyền tín hiệu điện) có thể bị hư hại nghiêm trọng, cản trở các dây thần kinh giao tiếp.

Cùng Nội Dung

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>